Mã sản phẩm: TTTP01
Họa tiết: Theo lối truyền thống của Sơn Đồng (hoặc theo yêu cầu khách hàng)
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu
Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU
Chất liệu thếp: Thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ)
Kích thước: Theo không gian thờ thực tế
Liên hệ: 0947515565
Mã sản phẩm: TTTP02
Họa tiết: Theo lối truyền thống của Sơn Đồng (hoặc theo yêu cầu khách hàng)
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu
Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU
Chất liệu thếp: Thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ)
Kích thước: Theo không gian thờ thực tế
Liên hệ: 0947515565
Trước tiên, giải nghĩa cho từ “Thế” trong Tam Thế Phật, thường có hai cách:
Từ “Thế” nghĩa là thời thế, vậy bộ Tượng Tam Thế Phật là đại diện cho Phật ở 3 thời: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Phật quá khứ có tên là Phật A Di Đà, tượng trưng cho các đức Phật trong quá khứ. Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật tương lai là Phật Di Lặc tượng trưng cho các vị Phật tương lai. Nói rộng ra theo nghĩa này thì Tam Thế Phật là Phật của cả 3 thời: Quá khứ, hiện tại và tương lai. Tức là vô lượng, vô biên, vô số chư Phật mười phương.
Từ “Thế” được hiểu theo nghĩa thứ 2 nghĩa là Thế giới. Thế giới ở đây có nghĩa phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, phương Tây là thế giới cực lạc của Phật A Mi Đà và trung tâm là thế giới Sa Bà của Phật Thích Ca Mâu Ni... Theo nghĩa này, Tam Thế Phật là không gian vô lượng của thế giới chư Phật từ Đông sang Tây, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới... Vô lượng, vô biên, vô số quốc độ Phật như thế.
Bộ tượng gồm có 3 pho (3 bức tượng) giống hệt nhau, thường được tạc trong tư thế ngồi thiền kiết già. Ta thường gọi theo thói quen là tượng “Tam Thế”. Thực ra đây chỉ là tên gọi tắt theo thói quen của người Việt, để chỉ các vị Phật ở Quá khứ, Hiện tại và Tương lai. Tên gọi đầy đủ của bộ tượng này có nhiều, song phổ cập là “Tam Thế Tam Thiên Phật” tức 3.000 đức Phật, mỗi thời 1.000 vị, hay “Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân” là nhằm tôn sùng hình tướng chân thật, sáng láng, kỳ diệu, luôn tồn tại khắp không gian và xuyên thời gian của các đức Phật.
Bộ tượng Tam Thế Phật thông thường đặt ở vị trí cao nhất, xa nhất và linh nghiêm nhất trong gian thờ Tam Bảo tại các ngôi Chùa, và được các Phật tử tôn kính nhất.
Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ.
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu.
Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
Chất liệu lót: Sơn son thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
Sử dụng trong các ngôi Chùa, gian thờ Phật tại gia, nơi thờ cúng linh thiêng...
Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.
Sản phẩm Tượng Phật Sơn Đồng hay Tượng Thờ Mẫu - Tam Tứ Phủ và các sản phẩm Đồ Thờ Gỗ khác của Đồ Thờ Làng Sơn Đồng.com được làm thủ công, hoàn toàn bằng gỗ tốt. Dáng, diện tượng và họa tiết được chế tác rất tinh xảo và có hồn. Được rất nhiều khách hàng đánh giá cao cả về mẫu mã, chất lượng và thái độ phục vụ. Chúng tôi có đa dạng mẫu đẹp và cách thức hoàn thiện để Quý khách hàng lựa chọn (như: Sơn son thếp phủ/ tượng mới sơn giả cổ - làm theo lối cổ/ sơn PU...). Ngoài các mẫu đang sử dụng, chúng tôi có thể làm theo mẫu mà khách hàng yêu cầu.
-------------------------------------------------------------------------------
Trong không gian chùa Việt (Bắc Bộ), từ kiến trúc, bài trí, tượng thờ, pháp khí, cho đến cây cối được trồng trong di tích đều ẩn chứa những cấu tứ sâu sắc bởi ý nghĩa minh triết của Phật giáo hòa quyện với ước vọng cầu mùa của người Việt. Nếu bố cục ngôi chùa theo kiểu “nội Công ngoại Quốc” là hình thức phổ biến hơn cả thì nhìn chung Chùa bao gồm một điện thờ hình chữ “Công”, một dãy hành lang bao quanh ba mặt và một sân rộng. Khu trung tâm là điện thờ Phật của Chùa, thông thường bao gồm ba ngôi nhà nằm kế tiếp nhau, lần lượt là Tiền đường - Thượng điện - Nhà Tổ, Nhà Mẫu...
Chính Điện hay Tòa Thượng Điện còn gọi là Tam Bảo (hay Đại Hùng Bảo Điện). Chính Điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong Chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành nhiều bậc từ cao xuống thấp. Vị trí - bố trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng Chùa và đắc đạo của đức Phật, đồng thời biểu hiện các triết lý của đạo Phật.