Trong vô số vô lượng chư Phật, có các ngài La Hán là danh xưng dùng để gọi các giai thoại A-la-hán trong Đại Giáo Phật Thừa. Các Ngài là đệ tử đắc đạo của Phật, tu được quả La Hán tức là đoạn diệt được buồn phiền của tam giới, diệt những điều đã thấy, đoạn diệt luân hồi. Mỗi vị La Hán mang một ý nghĩa riêng, được thờ cúng có tổng cộng 18 vị La Hán.
Bộ tượng Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh. Tượng La hán trình bày những nét sống động của các bậc Thánh hết sức hồn nhiên phụng hiến năng lực của mình.
Nghe danh 18 vị La Hán, người ta sẽ liên tưởng ngay đến 18 vị với hình tướng lạ kỳ nhưng vô cùng gần gũi với cuộc sống thường dân. Các ngài có khả năng biến hóa với pháp lực vô biên, cùng với tấm lòng vị tha, cứu nhân độ thế. Đây là đặc điểm chung thường có của các vị Phật, Bồ Tát, La Hán. Vậy mỗi vị La Hán có đặc điểm gì đặc biệt, cùng điểm qua tượng 18 vị La Hán dưới đây:
1. Tượng La Hán Tọa Lộc. Ngài xuất thân dòng Bà La Môn, cũng là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Điền. Tuy nhiên, yêu thích và bén duyên với Phật Pháp nên ngài bỏ vào rừng nỗ lực tu tập và chứng thành thánh quả.
2. Tượng La Hán Khánh Hỷ. Ngài dùng nhân quả để giáo hóa chúng sinh phân biệt và sửa đổi. Ngài thường dùng khuôn mặt tươi cười để thuyết pháp, cùng với những giáo lý chân thật, đem ánh sáng Phật Pháp soi rọi chúng sinh.
3. Tượng La Hán Cử Bát. Ngài là vị La Hán thứ 3 trong tượng 18 vị La hán, được chư Phật giao giáo hóa vùng Đông. Ngài cùng 600 vị La Hán trú tại Đông Thắng Thần Châu.
4. Tượng La Hán Thác Pháp. Thác Tháp được xem là nơi thờ Xá-lợi-Phật, do đó Ngài Thác tháp được xem là giữ mạng mạch Phật Pháp. Hình tượng ngài xuất hiện với bảo tháp thu nhỏ trên tay.
5. Tượng La Hán Tĩnh Tọa. Trước khi xuất gia, đời sống Ngài chỉ biết chém giết. Tuy nhiên, sau khi theo Phật xuất gia, Ngài chỉ ngồi ở tư thế kiết già, tĩnh tọa trên phiến đá.
6. Tượng La Hán Quá Giang. Nhờ việc siêng năng tắm rửa, gột rửa tâm mà Ngài nhanh chóng chứng được quả La Hán. Sau đó, Ngài thường khuyên mọi người tu pháp bằng cách tắm rửa.
7. Tượng La Hán Kỵ Tượng. Trước khi xuất gia, Ngài làm nghề chăn voi. Sau khi chứng quả La Hán, Đức Phật bảo Ngài ở lại quê hương để ủng hộ Phật Pháp.
8. Tượng La Hán Tiếu Sư. Trước khi xuất gia, Ngài có thể thực phi thường đến muôn thú còn hoảng sợ. Sau khi xuất gia, Ngài nỗ lực tu tập, cùng Ngài có một con sư tử thường hay quấn quýt bên cạnh.
9. Tượng La Hán Khai Tâm. Ngài vốn là một tu sĩ Bà La Môn tu khổ hạnh mà chứng quả A La Hán. Tượng Ngài là tượng thứ 9 trong tượng 18 vị La hán.
10 Tượng La Hán Thám Thủ. Ngài cùng với 1100 vị A-La-Hán trụ ở Tất lợi dương cù châu, tùy hủy hóa độ chúng sanh.
11. Tượng La Hán Trầm Tư. Sau khi tu tập xuất gia, Ngài từ bỏ thói vương giả và tập xấu trêu ghẹo người. Ngài chứng thánh quả với hạnh khiêm cung nhẫn nhục, luôn nhẫn nhục bình thản trước mọi việc.
12 Tượng La Hán Khoái Nhĩ. Tượng của Ngài là hình ảnh một vị La Hán đang ngoáy tai, Ngài tu về căn nhĩ và có tài biện luận.
13. Tượng La Hán Bố Đại. Dựa theo truyền thuyết bắt rắn độc bẻ răng, rồi phóng sinh để khỏi làm hại người. Điều này xuất phát từ lòng từ bi cao độ nên Ngài được xem là biểu tượng của lòng từ. Tượng của ngài thường có một túi vải bên mình, dùng để đựng rắn.
14. Tượng La Hán Ba Tiêu. Trong chư vị La Hán, Ngài là vị La Hán thứ 14, có tên gốc là Phạt-na-bà-tư. Tương truyền rằng khi Ngài sinh ra trời mưa to dữ dội. Đến khi xuất gia thành Phật, Ngài thường tu tập trong núi rừng, đứng dưới gốc cây chuối nên được gọi là La Hán Ba Tiêu.
15. Tượng La Hán Trường Mi. Khi sinh ra, Ngài có lông mày rủ xuống, báo hiệu kiếp trước là một nhà sư. Sau khi theo Phật xuất gia, Ngài phát triển thiền quán và chứng quả A La Hán.
16. Tượng La Hán Phục Hổ. Truyền thuyết của Ngài gắn với việc thu phục hổ dữ, cho đi tu và luôn dẫn theo bên người. Tượng của Ngài cùng với tượng La Hán kháng môn nằm ở vị trí thứ 16 trong tượng 18 vị La Hán.
17. Tượng La Hán Kháng Môn. Do không thông minh nên khi xuất gia Ngài không tiếp thu được Phật Pháp. Nhưng nhờ sự nhẫn nại sau khi được sự chỉ dẫn của Đức Thế Tôn, Ngài chứng thành Thánh quả. Do đó, Ngài là tấm gương về sự nhẫn nại.
18. Tượng La Hán Hàn Long. Được xếp vị trí thứ 17, tên thật của Ngài là Nan-đề-mật-đa-la. Ngài được mọi người tưởng nhớ do có công nói ra Pháp Trụ Kỷ.
Kích thước: Phụ thuộc vào diện tích không gian thờ.
Chất liệu gỗ: Gỗ Mít/ Hoặc theo yêu cầu.
Chất liệu sơn: Sơn ta/ Sơn PU.
Chất liệu lót: Sơn son thếp Vàng/ thếp Bạc phủ hoàng kim (đối với hàng sơn phủ).
Sử dụng trong các ngôi Chùa, gian thờ Phật tại gia, nơi thờ cúng linh thiêng...
Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, chất liệu sơn và mẫu sản phẩm.
Tuổi thọ: Lên đến hàng trăm năm (với điều kiện môi trường tốt), càng lâu năm càng có giá trị cổ xưa.